22/05/2023
KINH NGHIỆM ĐI CÔN ĐẢO 2023
Côn Đảo trước đây từng được biết là “Địa Ngục Trần Gian” đến nay đã trở thành điểm du lịch “Tâm Linh và “Nghỉ Dưỡng” dành cho những ai yêu thích sự bình yên hoang sơ và muốn tìm hiểu về lịch sử hào hùng trong những năm kháng chiến dành độc lập.
Ngoài ra Côn Đảo được biết đến là nơi mang tâm nguyện hướng thiện, cầu tài lộc, sức khỏe và bình an bởi từ nhiều người truyền nhau rằng sự linh thiêng của CÔ SÁU, vì CÔ luôn giúp đỡ những ai có hướng thiện và thành tâm.
Sau đây mình xin chia sẻ kinh nghiệm khi đi Côn Đảo dựa theo bản thân mình là người trải nghiệm và làm dịch vụ tại Côn Đảo.
Để đến Côn Đảo có 2 phương tiện duy nhất:
• Đường hàng không hiện tại có 2 hãng vietnamairlines (vasco) và bamboo airway:
✈️ Máy bay xuất phát từ Hà Nội, Sài Gòn và Cần Thơ bay thẳng ra Côn Đảo với giá vé khứ hồi dao động từ 2 triệu ~ 8 triệu/người tùy từng thời điểm. Đối với các đầu bay khác sẽ phải bay nối chuyến ở 1 trong 3 điểm trên.
🚁 Trực thăng từ vũng tàu với giá vé khứ hồi 4,4 triệu/người
• Đường thủy với 3 hãng tàu xuất phát từ Vũng Tàu, Cần Thơ và Sóc Trăng:
🚤 Tàu superdong từ cảng Trần Đề ở Sóc Trăng với giá vé khứ hồi 740.000/người
🚤 Tàu Phú Quốc express từ cảng Cầu Đá ở Vũng Tàu và cảng Trần Đề ở Sóc Trăng với giá vé khứ hồi 780.000/người (từ Trần Đề) và 1.580.000 – 1.900.000/người (từ Vũng Tàu)
🚤 Tàu Mai Linh express từ bến Ninh Kiều ở Cần Thơ với giá vé khứ hồi từ 1.500.000/người – 1.700.000/người.
Đến Côn Đảo thì ngủ nghỉ ở Đâu:
• Tại Côn Đảo hiện tại rất đa dạng phòng lưu trú từ bình dân đến cao cấp với mức giá dao động từ 450.000/đêm đến hơn 10.000.000/đêm.
• Đa số dịch vụ lưu trú ở đảo là nhà nghỉ và khách sạn 2 sao với mức giá từ 450.000 – 1.000.000/đêm
• Resort nghỉ dưỡng 3-5sao hiện tại duy nhất chỉ có 4 đơn vị: Sixsens, Côn Đảo, Tân Sơn Nhất và Poulo Condor.
• Các khách sạn trong trung tâm sẽ nằm ở các địa chỉ thuộc khu 4,5,6,7,8.
Nên tùy vào nhu cầu và điều kiện tài chính mỗi người mà mình có thể lựa chọn nơi lưu trú phù hợp.
Đến Côn Đảo thì đi với tầm thời gian thế nào là hợp lý:
• Chỉ đi lễ thì 2n1đ là đủ thời gian đi đến các điểm thăm viếng
• Kết hợp đi lễ và đi chơi nghỉ dưỡng sẽ là 3n2đ
Phương tiện di chuyển đi lại trong đảo:
🛵 Xe máy: 150.000/xe/ngày (đa số là tay ga vision và jenus)
🚕 Xe oto 7 chỗ đến 45 chỗ đầy đủ từ các hãng xe dịch vụ taxi tại Côn Đảo
🛺 Xe điện 7 chỗ đến 10 chỗ (tên là xe điện nhưng nó lạ lắm, vì chạy bằng xăng)
Tiêu biểu bạn có thể liên hệ đến với hãng xe đầu tiên ở Côn Đảo là “Côn Sơn Tourist - 0254 3777 777” để được hỗ trợ về phương tiện di chuyển trong đảo
Đến phần quan trọng mà mọi người cần nhất là đến Côn Đảo thì đi viếng ở những đâu:
🙏 Nghĩa Trang Hàng Dương: Khu vực Tượng đài nơi thờ chung của các chiến sỹ là điểm ghé đầu tiên khi vào nghĩa trang, sau đó là qua viếng Mộ Cô Sáu (cầu bình an, tài lộc làm ăn và sức khỏe), và viếng Mộ Cụ Lê Hồng Phong, Cụ Nguyễn An Ninh, Bà Nguyễn Thị Hoa v.vv và hàng vạn ngôi mộ vô danh tít tắp sau những hàng dương.
🙏 Chùa Vân Sơn Tự: Xin xăm và cầu bình an.
🙏 Miếu Bà Phi Yến: Cầu tình duyên, gia đạo vợ chồng.
🙏 Miếu Thổ Thần: Xin lộc đất đai (dành cho công việc liên quan đến đất đai).
🙏 Miếu 5 Cô: Xin lộc tài làm ăn các ngành nghề.
🙏 Miếu Cậu Cải: Cầu con và cầu bình an cho con cháu trong nhà.
🙏 Miếu Cô Vân xin lộc làm ăn (hiện tại từ 4/2022 cano đã bị cấm được đưa khách ra miếu vì miếu cô vân được cho là không nằm trong di tích lịch sử Côn Đảo mà chỉ là một ngôi mộ bình thường)
🙏 Nghĩa trang hàng keo: Dâng hương bày lòng biết đến các chiến sỹ đã nằm xuống để có được hòa bình như ngày hôm nay.
Lưu ý:
• Khi lễ bên Cô Sáu thì khấn xin thành tâm đi thẳng vào vấn đề, ngắn gọn xúc tích vì mỗi người chỉ có 5-15 phút dâng lễ. “TUYỆT ĐỐI MỘ CÔ SÁU KHÔNG XIN TÌNH DUYÊN YÊU ĐƯƠNG”.
• Thường thì theo thông lệ hàng năm của những người đi xin lộc ở Côn Đảo thì đầu năm sẽ đi xin và cuối năm dù được hay không đều ra tạ lễ. Nhưng lễ tại tâm thì có thể đi bất kỳ lúc nào cũng được khi có thể sắp xếp được công việc cá nhân, miễn sao vẫn nhớ ra để tạ lễ là được.
Lễ dâng lên các điểm thăm viếng cần chuẩn bị những gì:
❤️ Nghĩa trang hàng dương:
• 1 lễ Tượng Đài: Hoa cúc vàng, nhang nến, giấy tiền vàng bạc, áo binh, trái cây ngũ quả, bánh kẹo thuốc lá và nước, rượu.
• 1 lễ bên Cô Sáu: Hoa cúc hoặc hồng trắng, nón lá, áo dài trắng, tiền vàng, gương lược, son phấn, nhang nến, trái cây ngũ quả (phải có lekima hay còn gọi là quả trứng gà)
❤️ Miếu Bà Phi Yến: Áo, đôi hài, mũ 1 sấp tiền chuỗi trắng vàng, 10 thỏi vàng giấy, 5 loại tiền giấy âm phủ, nhang và nến.
❤️ Miếu Cậu Cải: Áo, mũ, hài, bánh kẹo, hoa và nến, cặp ngựa giấy.
❤️ Miếu 5 Cô: bộ 5 áo 5 màu, hương, hoa, tiền vàng, bánh kẹo, nhang nến
❤️ Miếu Thổ Thần: 1 khoanh thịt quay, tiền vàng mã, bia, rượu, thuốc lá và tiền để xin lộc.
Nhưng với trải nghiệm của bản thân mình thì chỉ cần chuẩn bị lễ khi vào "Nghĩa Trang" và bên "Miếu Thổ Thần", các điểm thăm viếng còn lại có thể thắp hương cúng dường để hạn chế rác thải nhựa ở tại Côn Đảo, vì khi mình cúng dường cũng đã như là góp vào chi phí nhang đèn quanh năm ở những điểm này.
Hiện tại giờ hoạt động ở nghĩa trang Hàng Dương mở cửa tự do từ 7h-22h hàng ngày, chứ không được đi lễ vào lúc nửa đêm như 4 năm trước.
Trên đây là những chia sẻ dựa theo trải nghiệm của bản thân, hy vọng bài viết này của mình sẽ giúp ích được cho mọi người chuẩn bị một chuyến đi thuận lợi nhất có thể.