Hội Nông Dân Huyện Thống Nhất, Tỉnh Đồng Nai

Hội Nông Dân Huyện Thống Nhất, Tỉnh Đồng Nai Thành lập 14-10-1930

Chiều ngày 14-6-2025, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh phối hợp Hội Nông dân Huyện Thống Nhất và Hội Nông dân 03 xã (Bàu ...
15/06/2025

Chiều ngày 14-6-2025, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh phối hợp Hội Nông dân Huyện Thống Nhất và Hội Nông dân 03 xã (Bàu Hàm 2, Gia Tân 3, Gia Kiệm) tổ chức giao vốn Quỹ hỗ trợ nông dân nguồn ngân sách tỉnh cho 17 hội viên nông dân trên địa bàn 03 xã; tham dự buổi giao vốn có Đồng chí Hồ Thị Sự - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh; đồng chí Nguyễn Thế Vinh, Huyện ủy viên – Chủ tịch Hội Nông dân huyện, Hội Nông dân 03 xã.
Theo đó, Hội Nông dân tỉnh đã trao số tiền 1,5 tỷ đồng cho 17 hội viên tham gia 03 dự án gồm Dự án “Chăm sóc cây chuối cấy mô áp dụng công nghệ cao” tại xã Gia Kiệm - huyện Thống Nhất với tổng số tiền là 500.000.000 đồng; Dự án “trồng và chăm sóc cây sầu riêng theo chuỗi liên kết” tại xã Bàu Hàm 2 - huyện Thống Nhất với tổng số tiền là 500.000.000 đồng và Dự án "Trồng rau, hoa và cây kiểng" tại xã Gia Tân 3 với tổng số tiền là 500.000.000 đồng với thời gian cho vay là 36 tháng, với mức phí là 0,55%/tháng (6,6 %/năm). Đến nay tổng nguồn vốn quỹ hỗ trợ nông dân nguồn ngân sách tỉnh trên địa bàn huyện là hơn 9,4 tỷ đồng, đang cho vay trên địa bàn 10/10 xã, Thị trấn với hơn 165 hội viên vay. Từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ Nông dân tỉnh trên địa bàn huyện đã cung cấp vốn ban đầu cho các hộ nông dân mạnh dạn đầu tư công nghệ mới với hàm lượng công nghệ cao trong sản xuất cây chuối cấy mô, hoa tết mang lại kinh tế cao, từ đó giúp được nhiều hội viên khác trong chi hội nghề nghiệp học tập.
Phát biểu tại buổi giao vốn cho 03 xã, Đồng chí Hồ Thị Sự - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh đề nghị các hội viên được vay vốn hôm nay sử dụng vốn đúng mục đích của dự án, mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhất là tăng cường ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, giảm được chi phí sản xuất để tăng lợi nhuận cho nông dân; đề nghị Hội Nông dân huyện Thống Nhất, Hội Nông dân 03 xã khẩn trương sắp xếp hồ sơ bàn giao cho Hội nông dân xã mới để tiếp tục quản lý dự án cũng nhưng tăng cường hỗ trợ nông dân áp dụng kỹ thuật mới trong sản xuất, kiểm tra sau 1 tháng giải ngân, giúp cho hoạt động hỗ trợ nông dân được diễn ra liên tục.

05/06/2025

Chương trình du lịch "Vải thiều Lục Ngạn - Tinh hoa trái cây Việt" có gì hấp dẫn?

Nhằm giới thiệu, quảng bá vải thiều và các loại trái cây, đặc sản của huyện Lục Ngạn, thu hút du khách đến tham quan du lịch, góp phần phát triển kinh tế, xã hội địa phương, trong tháng 6-2025, thời gian vào vụ vải thiều, huyện Lục Ngạn (một trong những thủ phủ vải thiều của tỉnh Bắc Giang) sẽ tổ chức chương trình du lịch "Vải thiều Lục Ngạn - Tinh hoa trái cây Việt", khởi đầu chương trình du lịch mùa hè Lục Ngạn 2025.

Đến với chương trình, du khách được trải nghiệm nhiều hoạt động hấp dẫn như: Hái vải, bó quả, chặt cuống, ướp thùng nước đá, đóng gói thùng xốp theo quy trình vải xuất khẩu; chế biến món ăn, nước uống từ vải thiều (canh vải thiều mướp đắng, vải xào, vải hấp tôm, sinh tố vải, trà vải, bánh mỳ vải, rượu vang và giấm vải mật ong).

Cùng với đó, du khách được hòa mình vào không gian trưng bày, giới thiệu văn hóa vải thiều, với các đồ vật phục vụ thu hái, đóng gói vải thiều, dụng cụ, máy móc dùng để sản xuất, thu hái cũng như chế biến vải. Huyện cũng tập trung giới thiệu phương pháp chiết, ghép, lai tạo giống vải; hướng dẫn du khách những kiến thức nông nghiệp hữu ích, giới thiệu hương vị các loại trái cây, hàng hóa đặc sản.

Trong khuôn khổ chương trình, du khách được tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ mang đậm bản sắc như thổi sáo, hát then, đàn tính... Ngoài ra, du khách có thể cắm trại, câu cá, đạp xe, chèo thuyền, khám phá văn hóa của đồng bào các dân tộc, thưởng thức thịt lợn quay, gà đồi, tôm, cá, mật ong vải thiều, thăm hồ Cấm Sơn (nơi được ví như Vịnh Hạ Long thu nhỏ)...

Ngoài ra, trong chương trình, địa phương lựa chọn 10 mô hình trồng vải tiêu biểu và các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp trong xây dựng thương hiệu, sản phẩm vải thiều Lục Ngạn để vinh danh; tổ chức cuộc thi người mặc trang phục vải thiều Lục Ngạn 2025 (mở rộng).

Năm 2025, diện tích vải thiều toàn huyện Lục Ngạn là hơn 10 nghìn ha, trong đó có hơn 6,9 nghìn ha vải áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAP, sản lượng ước đạt 60,5 nghìn tấn, thời gian thu hoạch từ đầu tháng 6 đến cuối tháng 7. Toàn huyện có 60 mã vùng trồng vải xuất khẩu với diện tích hơn 6 nghìn ha.

Nhiều năm qua, vải thiều Lục Ngạn đã trở thành thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước, được bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý tại 8 quốc gia (Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc, Singapore, Lào và Campuchia). Vải thiều Lục Ngạn được xuất khẩu tới hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ, được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng vượt trội, bảo đảm an toàn thực phẩm và được yêu thích tin dùng, chờ đón mỗi dịp Hè đến.

NGỌC ANH

Du khách được trải nghiệm nhiều hoạt động hấp dẫn tại chương trình "Vải thiều Lục Ngạn - Tinh hoa trái cây Việt". Ảnh minh họa: bacgiang.gov.vn

04/06/2025
Người Nông dân quá vất vả để sản xuất được các sản phẩm hữu cơ, Hội Nông dân huyện, cơ sở mong muốn các hội viên nông dâ...
04/06/2025

Người Nông dân quá vất vả để sản xuất được các sản phẩm hữu cơ, Hội Nông dân huyện, cơ sở mong muốn các hội viên nông dân chung tay chia sẽ với người nông dân với thông điệp "Hãy lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc để mang lại giá trị cuộc sống".

Thu hút đầu tư vào nông nghiệp hữu cơ

Thống Nhất là một trong những địa phương của tỉnh đi tiên phong triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ đột phá trong phát triển nông nghiệp hữu cơ (HC). Đặc biệt, địa phương này đã hợp tác với Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm (ở Thành phố Hồ Chí Minh) triển khai hiệu quả nhiều mô hình sản xuất theo hướng HC với những cây trồng chủ lực của địa phương như: bưởi, sầu riêng, măng cụt…

Sự tham gia của doanh nghiệp (DN) liên kết với nông dân xây dựng chuỗi liên kết sản xuất HC đã mở ra cơ hội phát triển nông nghiệp HC theo hướng bền vững, góp phần xây dựng thương hiệu nông sản địa phương bằng uy tín, chất lượng.

Thay đổi về nhận thức sản xuất

Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến nông sản sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm là động lực để nhiều nông dân mạnh dạn chuyển đổi sản xuất theo hướng HC. Trong đó, nông dân đã có nhiều cách làm sáng tạo sản xuất sạch với chi phí thấp.

Tổ trưởng Tổ hợp tác Bơ Bàu Hàm 2 - Quang Trung (ở xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất) Phạm Duy Long chia sẻ, vùng đất đá lộ đầu tại địa phương với tỷ lệ đá nhiều hơn đất, trước đây chỉ canh tác được cây hàng năm hoặc những cây trồng chịu hạn, dễ sống, cho hiệu quả kinh tế thấp. Để cải tạo đất tốt lên nhằm chuyển đổi sang trồng những cây đặc sản, nông dân địa phương rất chú trọng cải tạo để đất đai ngày càng màu mỡ. Trong đó có nhiều giải pháp để làm giàu cho đất, chăm sóc cây trồng với chi phí rẻ. Cụ thể, nhiều nông dân trồng cỏ trong vườn bơ, sầu riêng giúp đất tơi xốp hơn. Họ cũng tận dụng các phế phụ phẩm nông nghiệp như trái chuối dạt, rác thải HC để tự ủ phân HC chăm sóc cho cây trồng. Những giải pháp này giúp nông dân tiết kiệm chi phí mua phân bón. Nhưng quan trọng nhất là làm cho đất khỏe, cây khỏe nên năng suất cây trồng ở vùng đất đá lộ đầu này đạt rất cao, càng lâu năm cây càng sai trái chứ không bị tình trạng cây suy kiệt, phát sinh dịch bệnh nhiều khi lạm dụng phân, thuốc hóa học như trước đây.

Lão nông Nguyễn Thanh Phước (ngụ xã Hưng Lộc) từng kiêm nhiệm qua nhiều vị trí như Giám đốc Hợp tác xã Ca cao Thống Nhất, Tổ trưởng Tổ hợp tác Mít Lộc Thịnh với mô hình trồng mít theo hướng HC, hiện ông phát triển mô hình trồng măng cụt theo hướng HC. Những năm tháng dài gắn bó với vườn tược, thay đổi qua nhiều mô hình sản xuất nhưng ông Phước vẫn giữ nguyên quan điểm là phải sản xuất nông nghiệp sạch, HC.

Theo ông Phước, chuyển đổi sang sản xuất theo hướng HC đơn giản là nông dân có ý thức ưu tiên sử dụng phân HC. Trong đó, nông dân có thể tận dụng các nguồn phế, phụ phẩm hiện có tại địa phương làm phân bón cho cây trồng để giảm dần các loại phân bón hóa học. Trong xử lý sâu bệnh, nông dân ưu tiên sử dụng các loại thuốc sinh học, các chế phẩm sinh học hoặc dùng các phương pháp thủ công trong phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng, để nông sản làm ra đảm bảo an toàn.

Chính sự thay đổi về nhận thức của người nông dân khiến các mô hình sản xuất HC trên địa bàn huyện Thống Nhất không ngừng được nhân rộng. Trong đó, nhiều mô hình sản xuất hiệu quả làm mô hình điểm cho nông dân trên địa bàn huyện, của tỉnh học hỏi, làm theo. Cụ thể, mô hình canh tác bưởi theo hướng HC của hộ nông dân Nguyễn Văn Tuấn tại xã Hưng Lộc với 0,9 hécta đã được Hiệp hội Nông nghiệp HC Việt Nam công nhận về thành tích xuất sắc trong phát triển sản phẩm bưởi theo tiêu chuẩn HC. Mô hình Hợp tác xã Nông trại Dốc mơ Farm (ở xã Gia Tân 3) với quy mô 14 hécta sản xuất nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái cũng được Hiệp hội Nông nghiệp HC Việt Nam khen về thành tích xuất sắc phát triển mô hình nông nghiệp sinh thái - HC.

Đến nay, huyện Thống Nhất đã hình thành được 9 điểm sản xuất nông nghiệp HC với diện tích gần 71 hécta. Trong đó có 2 mô hình sản xuất HC trên sản phẩm bưởi và các loại rau; đang triển khai thực hiện 33 mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng HC; thực hiện 75 chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp sản phẩm chủ lực.

Để sản xuất hữu cơ không còn manh mún

Một trong những khó khăn để nhân rộng mô hình sản xuất theo hướng HC và đạt chuẩn HC là nông dân phải tuân thủ các tiêu chuẩn sản xuất rất khắt khe, nhất là thời gian đầu chuyển đổi gặp nhiều khó khăn như: năng suất thấp hơn, mẫu mã không bắt mắt bằng sản phẩm sử dụng phân, thuốc hóa học... Trong đó có nguyên nhân sản xuất HC vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún, sản phẩm chưa được nhận diện trên thị trường nên nhiều khi vẫn bán như giá hàng thường.

Theo đó, huyện Thống Nhất rất quan tâm thu hút DN đầu tư theo chuỗi liên kết sản xuất HC để phát triển bền vững. Đây cũng là nguyên nhân thời gian qua, huyện Thống nhất đã hợp tác với Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm triển khai các mô hình trồng trọt, chăn nuôi theo hướng HC. Đến nay, các mô hình thí điểm sản xuất theo hướng HC với một số cây trồng chủ lực của huyện như: bưởi da xanh, sầu riêng, măng cụt đã bước đầu cho hiệu quả.

Giám đốc Hợp tác xã Chôm chôm - sầu riêng Lạc Sơn (ở xã Quang Trung) Nguyễn Duy Cường cho biết, hợp tác xã hiện đã phát triển được hơn 120 hécta sầu riêng. Hợp tác xã đang triển khai mô hình thí điểm trồng sầu riêng theo hướng HC của Tập đoàn Quế Lâm, ứng dụng tiêu chuẩn 5 không: không thuốc diệt cỏ; không chất bảo quản; không thuốc trừ sâu hóa học; không dư lượng hóa chất độc hại; không chất kích thích tăng trưởng. Tham gia mô hình này, nông dân được DN chuyển giao công nghệ và hướng dẫn quy trình sản xuất HC; ứng dụng các chế phẩm vi sinh của Quế Lâm để xử lý cỏ, các phế phụ phẩm nông nghiệp, chất thải chăn nuôi thành phân bón HC. Nông dân được DN hỗ trợ 50% phân bón HC. Điều nông dân an tâm là được DN cam kết hỗ trợ bao tiêu đầu ra cho nông sản.

Nguồn: Báo ĐN

Sáng ngày 29-5-2025, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh phối hợp Hội Nông dân Huyện Thống Nhất và Hội Nông dân 02 xã (Bàu H...
30/05/2025

Sáng ngày 29-5-2025, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh phối hợp Hội Nông dân Huyện Thống Nhất và Hội Nông dân 02 xã (Bàu Hàm 2, Quang Trung) tổ chức giao vốn Quỹ hỗ trợ nông dân nguồn ngân sách tỉnh cho 10 hội viên nông dân trên địa bàn 02 xã; tham dự buổi giao vốn có Đồng chí Hồ Thị Sự - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh; đồng chí Nguyễn Thế Vinh, Huyện ủy viên – Chủ tịch Hội Nông dân huyện, Hội Nông dân 02 xã.
Theo đó, Hội Nông dân tỉnh đã trao số tiền 1 tỷ đồng cho 10 hội viên tham gia 02 dự án gồm Dự án “Chăm sóc cây Bơ theo hướng hữu cơ” tại xã Bàu Hàm 2 - huyện Thống Nhất với tổng số tiền là 500.000.000 đồng; Dự án “ứng dụng công nghệ cao trong hệ thống tưới tự động cho cây sầu riêng” tại xã Quang Trung - huyện Thống Nhất với tổng số tiền là 500.000.000 đồng với thời gian cho vay là 36 tháng, với mức phí là 0,55%/tháng (6,6 %/năm). Đến nay tổng nguồn vốn quỹ hỗ trợ nông dân nguồn ngân sách tỉnh trên địa bàn huyện là hơn 8 tỷ đồng, đang cho vay trên địa bàn 10/10 xã, Thị trấn với hơn 150 hội viên vay. Từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ Nông dân tỉnh trên địa bàn huyện đã cung cấp vốn ban đầu cho các hộ nông dân mạnh dạn đầu tư công nghệ mới với hàm lượng công nghệ cao trong sản xuất cây Sầu Riêng và Bơ mang lại kinh tế cao, từ đó giúp được nhiều hội viên khác trong Tổ hợp tác, Hợp Tác xã học tập làm theo mang lại giá trị cao cho hội viên.
Phát biểu tại buổi giao vốn cho 02 xã, Đồng chí Hồ Thị Sự - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh đề nghị các hội viên được vay vốn hôm nay sử dụng vốn đúng mục đích của dự án, mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhất là tăng cường ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, giảm được chi phí sản xuất để tăng lợi nhuận cho nông dân; đề nghị Hội Nông dân huyện Thống Nhất, Hội Nông dân 02 xã cùng đồng hành và hỗ trợ nông dân nâng cao năng lực sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật, kết nối đầu ra cho sản phẩm và thường xuyên kiểm tra việc sử dụng nguồn vốn nhằm đảm bảo nguồn vốn phát huy được hiệu quả kinh tế cao, giúp nông dân ổn định cuộc sống.

Sáng ngày 30-05-2025, Ban Thường vụ Hội Nông dân Huyện Thống Nhất, Hội Nông dân xã Lộ 25 và Hưng Lộc tổ chức giao vốn Qu...
30/05/2025

Sáng ngày 30-05-2025, Ban Thường vụ Hội Nông dân Huyện Thống Nhất, Hội Nông dân xã Lộ 25 và Hưng Lộc tổ chức giao vốn Quỹ hỗ trợ nông dân nguồn ngân sách huyện cho 12 hội viên nông dân trên địa bàn 02 xã; tham dự buổi giao vốn có Đồng chí Nguyễn Thế Vinh – Huyện ủy viên, Chủ tịch Hội Nông dân huyện; Ban Điều hành Quỹ hỗ trợ nông dân huyện; về phía xã Lộ 25, Hưng Lộc có Đồng chí Phạm Hữu Tài – Chủ tịch UBND xã Lộ 25; Đồng chí Nguyễn Thị Kim Chung – Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Hưng Lộc cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ Hội Nông dân 02 xã, 12 hội viên được nhận vốn vay đợt này.
Theo đó, Hội Nông dân huyện đã trao số tiền 400 triệu đồng cho 05 hội viên tham gia Dự án “Chăm sóc cây chôm chôm theo quy trình Vietgap” tại xã Lộ 25 và số tiền 700 triệu đồng cho 07 hội viên tham gia Dự án “Nuôi ong khai thác lấy mật” tại xã Hưng Lộc với thời gian cho vay là 36 tháng, với mức phí là 0,55%/tháng (6,6 %/năm). Đến nay, Hội Nông dân huyện đang quản lý 17 dự án, số hộ vay 135 hộ, với số tiền 7.7 tỷ đồng, đang cho vay trên địa bàn 10/10 xã, Thị trấn.
Từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ Nông dân huyện đã cung cấp vốn ban đầu cho các hội viên nông dân giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, giúp đỡ cho nhiều lượt hội viên nông dân phát triển sản xuất mở rộng quy mô hơn, từng bước ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống. Từ đó thể hiện tinh thần đoàn kết tự nguyện giúp đỡ nhau giữa các hộ tham gia dự án. Đồng thời, khẳng định được vai trò, vị thế và làm trung tâm nòng cốt trong các phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới nâng cao, khu dân cư kiểu mẫu, làm cho hoạt động Hội và phong trào nông dân có nội dung phong phú hơn, tạo được niềm tin và thu hút được đông đảo hội viên tham gia sinh hoạt, chất lượng hoạt động của tổ chức Hội ngày càng được nâng lên.
Phát biểu tại buổi giao vốn cho 02 xã, Đồng chí Nguyễn Thế Vinh – Huyện ủy viên, Chủ tịch Hội Nông dân huyện đề nghị các hội viên được vay vốn hôm nay sử dụng vốn đúng mục đích của dự án, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đề nghị Hội Nông dân 02 xã tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của Quỹ hỗ trợ nông dân; tăng cường công tác kiểm tra hội viên sử dụng đúng mục đích nguồn vốn vay nhằm đảm bảo nguồn vốn phát huy được hiệu quả kinh tế phù hợp tình hình thực tế địa phương; tập trung chỉ đạo xây dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế gắn với việc thành lập Chi, Tổ Hội nghề nghiệp; quan tâm huy động các nguồn lực nhằm tăng cường nguồn Quỹ, giúp thêm nhiều hội viên được vay vốn đầu tư phát triển sản xuất.

22/05/2025

Các nguồn vốn vay ưu đãi là giải pháp để hỗ trợ nông dân và các hộ gia đình vươn lên trong sản xuất, kinh doanh. Tại huyện Thống Nhất, nhờ nguồn vốn vay chính sách, vay ưu đãi, nhiều mô hình sản xuất gặt hái thành công, các hộ vay ...

Address

Trị Trấn Dầu Giây
Gia Kiem

Telephone

+84907590604

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Hội Nông Dân Huyện Thống Nhất, Tỉnh Đồng Nai posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Hội Nông Dân Huyện Thống Nhất, Tỉnh Đồng Nai:

Share